Chiết suất của mắt kính là gì?
Những người bị cận thị nặng, muốn mắt kính mỏng và nhẹ thì nên sử dụng mắt kính có chiết suất cao. Vậy chiết suất của mắt kính là gì và có những loại nào?
1. Khái niệm chiết suất của mắt kính
Mỗi loại vật liệu như: thuỷ tinh, nhựa trong suốt, pha lê, kim cương,…đều có khả năng khúc xạ ánh sáng khác nhau. Và chiết suất được hiểu là chỉ số đặc trưng cho khả năng khúc xạ ánh sáng của từng loại vật liệu.
Chiết suất của mắt kính, được hiểu là chỉ số đặc trưng cho khả năng khúc xạ ánh sáng của vật liệu tạo nên nó.
Hiện nay, những vật liệu được sử dụng làm mắt kính thường có chiết suất từ 1.50 đến 1.74. Thông tin về chiết suất của mắt kính luôn được ghi rõ bên bao gói của sản phẩm
Mắt kính Essilor (Pháp) chiết suất 1.56
Mắt kính được làm từ vật liệu có chiết suất càng cao, thì khả năng bẻ gãy tia sáng khúc xạ càng mạnh. Kết quả là cùng độ cận thị hoặc viễn thị, mắt kính có chiêt suất cao hơn sẽ thường mỏng hơn và nhẹ hơn.
Độ dày của mắt kính giảm dần khi chiết suất tăng từ 1.50 đến 1.74
LƯU Ý: khi đi cắt kính, bạn hãy kiểm tra kỹ bao gói mắt kính, và theo dõi quá trình mài lắp vào gọng kính, để an tâm không bị đánh tráo sản phẩm (vì sau khi mài lắp xong, mắt kính rất khó phân biệt về thương hiệu và chiết suất).
2. Các loại vật liệu sản xuất mắt kính
Trong lịch sử, có 5 loại vật liệu chính được sử dụng trong công nghệ sản xuất mắt kính bao gồm:
i. Thuỷ tinh (chiết suất 1.52). Đây là vật liệu được sử dụng sớm nhất, cho chất lượng quang học rất tốt, giá thành sản xuất rẻ nhưng dày, nặng, dễ vỡ, khi vỡ dễ gây những tổn thương nghiêm trọng đến mắt nên hiện nay không còn sử dụng.
ii. CR39 Plastic (chiết suất 1.50). Là viết tắt của cụm từ “Columbia resin 39” – một loại nhựa polymer được nghiên cứu, pha chế và công bố lần đầu vào năm 1947 tại Mỹ. Nhựa CR39 có trọng lượng nhẹ (bằng một nửa so với thủy tinh), đáp ứng tốt các tính năng quang học nhưng nhanh bị ngả vàng và hơi dày.
iii. Polycarbonate (chiết suất 1.59). Vào đầu những năm 1970 Tập đoàn Gentex giới thiệu một loại tròng kính bằng chất liệu polycarbonate cho các loại kính bảo hộ. Polycarbonate nhẹ hơn và khó bị phá vỡ hơn CR39 nên nó là vật liệu dùng để làm kính bảo hộ, kính trẻ em và một số kính dành cho một số môn thể thao vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
iv. Trivex (chiết suất 1.53). Được giới thiệu vào năm 2001, Trivex là một loại chất liệu có khả năng chống va đập tương tự như polycarbonate nhưng có tính năng quang học tốt hơn.
v. High Index Plastic (chiết suất 1.60 đến 1.74). Trong 20 năm qua ngành quang học đã tiến những bước tiến vượt bậc về công nghệ để cho ra đời những vật liệu chiết suất cao, gọi chung là nhựa High Index. Đây là vật liệu mỏng hơn, nhẹ hơn và đáp ứng hoàn hảo các tính năng quanng học.
4. Bạn nên sử dụng mắt kính chiết suất nào?
Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn nên lựa chọn loại chiết suất mắt kính nào.
i. Độ diop (độ cận hoặc độ viễn). Khi độ cận – viễn càng cao, thì mắt kính sẽ càng dày và càng nặng. Do đó, để mắt kính mỏng và nhẹ, với từng độ cận – viễn, Mắt kính Titanus đề xuất các mức chiết suất phù hợp như sau:
Độ cận từ trên 7.00 nên dùng chiết suất 1.74; độ cận từ 3.75 đến 7.00 nên dùng chiết suất 1.67 hoặc 1.74; độ cận từ 2.75 đến 3.50 nên dùng chiết suất 1.60 hoặc 1.67. Với người cận nhẹ từ 0.25 đến 2.50 có thể dùng chiết suất 1.56, 1.60 hay 1.67 tuỳ nhu cầu.
Độ viễn từ trên 5.00 nên dùng chiết suất 1.74; độ viễn từ 3.25 đến 5.00 nên dùng chiết suất 1.67 hoặc 1.74; độ viễn từ 2.25 đến 3.00 nên dùng chiết suất 1.60 hoặc 1.67. Với người viễn nhẹ từ 0.25 đến 2.00 có thể dùng chiết suất 1.56, 1.60 hay 1.67 tuỳ nhu cầu.
ii. Loại gọng kính. Với những gọng kính không có vành mắt (gọng kính khoan ốc vào mắt kính) thì bạn phải sử dụng các mắt kính có chiết suất cao hoặc vật liệu chuyên dụng (polycarbonate 1.59 và trivex 1.53).
Tin tức liên quan
- Những điều cần biết về tròng kính Chemi trước khi mua 13/03/2022
- Những điều cần biết về tròng kính Bevis - Mihan trước khi mua 29/11/2021
- Làm sao để biết kính có chống ánh sáng xanh hay không? 29/11/2021
- Tròng kính có bao nhiêu loại? Nên mua loại nào? 10/01/2021
- Cách chọn mắt kính phù hợp với từng loại khuôn mặt và da 07/12/2020
- Các loại chất liệu cấu tạo của gọng kính 24/10/2020